Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

lưu ý và các bước thành lập địa điểm kinh doanh

 

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Nếu trước đây địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh thì hiện nay doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do đó những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, giới thiệu sản phẩm) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.

Xem đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cần những gì ?

1 Lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh



Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài). Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp. Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ khác tỉnh, thành phố với doanh nghiệp thì cần thực hiện các thủ tục thuế sau: Căn cứ công văn số 3200/TCT-KK ngày 12/08/2019 về việc hướng dẫn quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác tỉnh với đơn vị chủ quản. Thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh. Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh. Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.

2 Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước nào ?



Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh: Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm: Thông báo lập địa điểm kinh doanh. Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ. Chứng minh thư hoặc hộ chiếu công chứng của người nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh: Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Việt An sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi địa điểm thành lập. Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh

 Xem thêm tại luatbadinh.vn

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog

Recent Posts

Unordered List

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit.
  • Aliquam tincidunt mauris eu risus.
  • Vestibulum auctor dapibus neque.